Cây cầu nối 2.000 niềm vui

Khi tụi tui tới, người dân ùa ra, nhiều nhất là con nít, nhìn ngó, chào hỏi, nói cười tíu tít. Rồi đám nhỏ ríu rít kéo nhau lên cầu, tung tăng chạy từ đầu bên này qua bên kia, í ới rủ nhau tới túm tụm giữa cầu, đu đưa bám thành cầu nói chuyện luyên thuyên.

Tui hỏi: “Hồi đi cầu khỉ có đứa nào rớt xuống nước hông?”. Vài đứa hùng dũng nói không, còn một đứa áo xanh, mặt mũi hiền lành thì thẹn thùng: “Thưa, có!”. Nó tên Lân, 8 tuổi, nhà ở ngay chân cầu bên kia, đứng bá vai thằng em họ tên Duy nhà ở phía cầu bên này, ngập ngừng kể: “Con bị lọt xuống, nước lút đầu luông!”. Bữa đó là hồi năm ngoái, thằng Lân qua nhà thằng Duy chơi, lúc về qua cầu khỉ, hớt hải sao mà rớt xuống nước, chỉ ngoi lên kêu được một tiếng: “Anh Hai ơi, cứu em” là bị “lút đầu”. Hên anh nó nghe thấy, nhào ra vớt được. Hết hồn! Continue reading Cây cầu nối 2.000 niềm vui

Đừng chết vì sừng tê giác!

Cái cách tuyên truyền mà các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đang thực hiển để mọi người không sử dụng sừng tê e là không mấy hiệu quả.

Thử hỏi khi người ta mong muốn tìm lại sức khỏe đã mất, người ta sẽ làm gì? Thử hỏi khi người ta đang vật vã trong những chứng bệnh nan y, người ta sẽ làm gì? Khi đã hết hi vọng trong giai đoạn cuối của một căn bệnh vô phương cứu chữa, người ta sẽ làm gì? Trước những lựa chọn giữa sự sống và cái chết, người ta sẽ làm gì?

Continue reading Đừng chết vì sừng tê giác!

Gặp gỡ phóng viên từ hai phía chiến trường

Một chiều đầu tháng năm, các cựu phóng viên chiến trường của Việt Nam và nước ngoài đã gặp nhau tại quán càphê AMI, trong khuôn viên khu du lịch Văn Thánh (TP.HCM). Họ đến đó, ngồi uống với nhau, nhớ lại một thời đã qua, một thời viết trong khói lửa.

Tại đó, Raymond Wilkinson, cựu phóng viên hãng tin UPI (Mỹ), rời chỗ đến bắt chuyện với nhà báo Nguyễn Duy, ngồi cách đấy ba bàn: “Tôi nghe nói ông đã ở Khe Sanh. Lúc ấy tôi ở trong một cái boongke, gần sát đường băng. Ông có ở gần đó không?”, vừa hỏi ông Wilkinson vừa lấy cái gạt tàn làm boongke và đưa tay vạch ra trên bàn một đường chỉ cái đường băng. Và khi nghe ông Nguyễn Duy trả lời: “Lúc ấy tôi là lính thông tin, đơn vị của tôi đóng trên đồi”, ông Wilkinson lại thắc mắc: “A, vậy ông cách chỗ tôi vài dặm. Lúc đó mọi người ở đó ra sao? Tôi thấy bom đạn trút xuống đó nhiều lắm…”.

Bàn bên cạnh, cựu phóng viên ảnh tự do Richard Brummett bắt đầu nói chuyện với nhà báo Nguyễn Hồ khi biết ông Hồ cũng từng ở Quảng Trị năm 1972. Ông Hồ chú ý nghe câu chuyện của mỗi tấm ảnh mà ông Brummett giữ lại trong một quyển album. Chỉ vào ảnh một người đàn ông đang dìu một người Mỹ, ông Brummett cho biết: “Đấy là ở gần Sài Gòn. Tôi bị trúng đạn ở chân, người ta thuê một chiếc xe hơi chở tôi về, nhưng giữa đường xe bể bánh, mấy người lính phải cáng tôi chạy. Tấm hình này chụp lúc tôi về đến trạm y tế, được người ta đỡ khỏi cáng và dìu đi…”.

Một cuộc chuyện trò giữa hai người phụ nữ ở một bàn khác khiến mọi người chú ý. Họ là nhà báo Xuân Phượng và bà Edie Lederer, nữ phóng viên đầu tiên mà hãng AP cử sang đưa tin về chiến tranh Việt Nam. Câu chuyện bắt đầu khi bà Lederer nâng ly vang và nói: “Ta uống cho những người đã khuất”. Màu đỏ sẫm của ly vang khiến bà Xuân Phượng bỗng nhớ đến một đồng nghiệp. Bà Phượng kể: “Lần đó, chúng tôi chuyển phim từ miền Trung về miền Bắc. Phà bị đánh, một người quay phim của chúng tôi hi sinh. Máu của anh ấy, đỏ như màu rượu này, rơi xuống phim và để lại những vết loang trong phim dương bản sau này…”.

Những câu chuyện cứ thế được kể ra trong cuộc chuyện trò giữa các cựu phóng viên chiến trường của nước ngoài và Việt Nam. Những bức ảnh của phóng viên ảnh tự do David Terry dán trên bức tường rộng ở quán cà phê gợi lại những năm tháng chiến trường; nhưng hồ nước bên quán với những bụi dừa nước lao xao trong gió lại mang đến những cảm giác bình yên cho một chiều đầu tháng năm. Họ – những phóng viên chiến trường một thời – nay ngồi lại chia sẻ những tên đất, tên núi, tên sông, những ký ức đầy khói lửa chiến tranh mà họ đã cùng đi qua. Với họ, 35 năm rồi, tiếng đạn bom ở Việt Nam đã là quá khứ. Và vì thế, sau vài câu chuyện, họ lại nâng ly: “Hãy uống mừng vì chúng ta sống sót qua chiến tranh”.

Những câu chuyện về cuối trở nên bình yên như không gian đầy gió mát quanh nơi họ ngồi. Mike Morrow – nhà báo từng phanh phui về cuộc thảm sát Mỹ Lai vào năm 1969 – kể rằng giờ ông bận rộn với việc kinh doanh ở Bắc Kinh, ở Hong Kong. Ông Morrow nói tiếng Hoa như gió, còn người ngồi cạnh ông, Charles Benoit thì nói tiếng Việt trôi chảy rặt giọng Nam bộ. Trong chiến tranh, ông Benoit không thực sự làm báo nhưng chuyên tổ chức các chuyến vào vùng nóng cho các phóng viên nước ngoài. Nay bên những phóng viên chiến trường ngày xưa của Việt Nam, ông Benoit nói về truyện Kiều của Nguyễn Du, về một lần ông được cầm một quyển truyện Kiều chép tay bằng chữ Hán và chữ Việt rất đẹp. Ông nói rằng ông rất thích nó nhưng không cách nào mua được, vì người ta không chịu bán.

Năm tháng chiến tranh đã xa rồi. Giờ còn lại trong họ là một tình cảm mà như ông Bernoit nói: “Đó là thương. Tui thương Việt Nam”. Thương nên họ trở lại Việt Nam, ngồi chuyện trò với những đồng nghiệp Việt Nam. Hàn huyên đến tận khuya.

Ảnh chính: Nhà thơ – nhà báo Nguyễn Duy đang chia sẻ trải nghiệm ở Khe Sanh cùng ông Raymond Wilkinson, cựu phóng viên hãng tin UPI, tại cuộc gặp tối 1.5.2010. Tác giả ảnh:  Nguyễn Đình – Huỳnh Phan

Mai Hương (SGTT, 2.5.2010)

Việt Nam – Chiến tranh và hòa bình

Khi Mark Magnier, một du khách người Mỹ, bước lên khỏi căn hầm của một ngôi nhà nhỏ nằm trong chợ hẻm 287 đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3, TP.HCM), ông vẫn còn ngỡ ngàng về những bí mật nằm ngay dưới chân mình.  Continue reading Việt Nam – Chiến tranh và hòa bình